Tuần trước USD đã tăng trở lại theo dự báo, tuy nhiên những tin tức bất ngờ phiên cuối tuần đã khiến thị trường đảo chiều.
Những tin tức quan trọng liên quan đến chính trị mới đây như căng thẳng Mỹ-Venezuela chấm dứt ngoại giao đã tác động lớn đến nguồn cung dầu mỏ, nguồn cung giảm xuống đã hỗ trợ giá dầu tăng mạnh trở lại mức 54$ và hiện đang chạm vùng kháng cự quan trọng.
- Tình hình Brexit diễn biến có nhiều bất ngờ, hiện GBP đã tăng mạnh sau những tin đồn về việc trì hoãn thời gian brexit để có thể đạt được một thỏa thuận tốt nhất. Hiện tại đồng GBP khá rủi ro.
- Vụ bê bối làm sai lệch số liệu kinh tế của Nhật đang nóng lên, dù không tác động tiêu cực và tạo ra bất ổn mạnh nhưng vẫn đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ của giới đầu tư, Nhật có thể làm giả số liệu kinh tế nhưng những gì nền kinh tế thể hiện ra trong suốt nhiều năm qua áp dụng Abenomics đều không thật sự hiệu quả. Lạm phát không hề tăng như chính phủ ông Abe công bố đã làm giảm đi rất nhiều tín nhiệm của ông với người dân, số liệu kinh tế thể hiện tính hiệu quả của chính sách.
- Tuần này Mỹ-Trung tiếp tục đàm phán thương mại cấp cao, kỳ vọng của cuộc đàm phán lần này sẽ tốt bởi Mỹ rất muốn xuất khẩu được nhiều hàng hóa, lương thực sang TQ, một thị trường rất lớn hơn 1,4 tỉ dân mà Mỹ không thể bỏ qua. Tất cả những điều làm căng thẳng thị trường giai đoạn năm 2018 là bước chạy đà để đạt được những thỏa thuận có lợi cho hàng hóa Mỹ.
- Cũng trong giai đoạn này Triều Tiên đã nhún nhường và cam kết loại bỏ hạt nhân đổi lấy tăng trưởng kinh tế. Khi mà các chính trị gia, các quốc gia đã nhận thấy được leo thang chiến tranh đều không mang lại lợi ích gì và càng làm suy kiệt nền kinh tế, do vậy các quốc gia bây giờ ưu tiên phát triển kinh tế trước. Căng thẳng Mỹ-Triều Tiên lắng xuống.
- Tuần này FED công bố chính sách tiền tệ, dù ai cũng biết sẽ không tăng lãi suất và tỏ thái độ kiên nhẫn chờ đợi, linh hoạt trong chính sách tiền tệ mà cuộc họp trước đã nói đến là một cách nói xoa dịu thị trường. Tuy nhiên chính sách lãi suất bây giờ nếu dừng lại và thay vào đó là không tăng lãi suất hoặc giảm lãi suất có nghĩa là FED đã thừa nhận thị trường đang bất ổn, bong bóng thị trường đang tăng... những điều này giới đầu tư sẽ hiểu là cần phải tháo chạy khỏi các kênh đầu tư mạo hiểm. Như vậy sẽ khiến thị trường trở nên hỗn loạn hơn và FED sẽ càng khó kiểm soát.
Tôi vẫn nhận định hiện tại nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vẫn đang ổn, các số liệu không quá xấu, đặc biệt là những thành tựu sau khủng hoảng tài chính 2008 thay đổi gần như toàn bộ tâm lý và suy nghĩ của người dân, người ta không còn mạo hiểm theo cách mù quáng nữa mà đầu tư có khoa học hơn, công nghệ hiện đại như ngày nay đã giúp người dân quản lý tài chính tốt hơn.
Về yếu tố vĩ mô hiện tại thị trường CK, BDS vẫn duy trì được đà tăng ổn định, các tin tức tốt từ thương mại cũng giúp thị trường chứng khoán, sản xuất bớt rủi ro...
Tỉ lệ lãi suất chênh lệch hiện tại giữa Mỹ và các nước khác hiện vẫn tương đối cao.
Nhìn chung phân tích trên cho thấy được dù tuần này FED không có quá nhiều bất ngờ nhưng vẫn sẽ tạo cho thị trường tâm lý an tâm trước các đợt biến động, sức khỏe nền kinh tế vẫn tốt như câu nói Chứng khoán Mỹ thể hiện nhịp tim của nền kinh tế.
- Số liệu báo cáo lao động tháng 1 cũng được công bố, trong các số liệu hiện tại của báo cáo lao động thì mức lương đang được chú ý hơn cả, tức là bây giờ thị trường đang chú ý tới chất lượng lao động, thu nhập và chi tiêu của người lao động nhiều hơn. Tất nhiên điều muốn nhấn mạnh ở đây là không dự đoán được số liệu kinh tế mà cần tùy vào thời điểm trước tin vài ngày và sau tin để đánh giá số liệu.
Trade theo kỳ vọng trước tin và trade theo kỳ vọng sau tin công bố có nhiều thay đổi, phân tích sẽ được update thêm.
Về PTKT chỉ số USD Index:
USD giảm điều chỉnh sau những tin tức bất ngờ, chốt lời cuối tuần, nhưng vẫn đang nằm trong các vùng hỗ trợ trên hình. Trước mắt sẽ cần tín hiệu đảo chiều, USD hiện tại vẫn chưa phá vỡ được những mức hỗ trợ mạnh do vậy hiện vẫn duy trì chiến lược mua USD, mua theo kỳ vọng dài hạn và trade theo những sóng ngắn hạn.
Về chỉ số CK Mỹ:
Trên hình CK Mỹ tăng, chỉ số SPX và RUT đều tăng mạnh, thể hiện tâm lý đang tích cực với nền kinh tế và kỳ vọng về một cuộc đàm phán thương mại có lợi cho cả đôi bên, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Mỹ sẽ hưởng lợi rất lớn.
Chỉ số SPX đang test lại mức kháng cự 2670. Trong tuần này dự kiến tin tức chủ yếu tác động đến CK Mỹ là đàm phán thương mại, báo cáo doanh thu quý 4 vừa qua.
Lợi tức trái phiếu thì vẫn đang tăng cũng cho thấy tâm lý kỳ vọng tốt về thị trường.
Biểu đồ dầu và thị trường hàng hóa nói chung đã tăng lên khá tốt sau chuỗi ngày giảm mạnh, tạm thời Oil đang test các mức kháng cự và hỗ trợ ngắn hạn ở trên hình, có thể là mô hình VDV.
Nếu tình hình căng thẳng giữa các nước xuất khẩu dầu vẫn như hiện tại, OPEC và Non OPEC quyết liệt hơn trong việc cắt giảm nguồn cung thì giá dầu được kỳ vọng phục hồi về mức 64$ trong năm nay.
Kết luận: USD vẫn đang nằm trong biên độ đi ngang, mức hỗ trợ vẫn mạnh và kỳ vọng tăng chưa phá vỡ. Riêng với Vàng tăng trong khi CK và Bond Yield vẫn tăng đang tương đối ngược với tổng quan, do đó hiện tại tôi không khuyến nghị về vàng.
Các bạn có thể tham khảo thêm phân tích update và signals giao dịch hàng ngày tại page: https://www.facebook.com/intradayviews/ và tại phần bình luận bài viết.
Những tin tức quan trọng liên quan đến chính trị mới đây như căng thẳng Mỹ-Venezuela chấm dứt ngoại giao đã tác động lớn đến nguồn cung dầu mỏ, nguồn cung giảm xuống đã hỗ trợ giá dầu tăng mạnh trở lại mức 54$ và hiện đang chạm vùng kháng cự quan trọng.
- Tình hình Brexit diễn biến có nhiều bất ngờ, hiện GBP đã tăng mạnh sau những tin đồn về việc trì hoãn thời gian brexit để có thể đạt được một thỏa thuận tốt nhất. Hiện tại đồng GBP khá rủi ro.
- Vụ bê bối làm sai lệch số liệu kinh tế của Nhật đang nóng lên, dù không tác động tiêu cực và tạo ra bất ổn mạnh nhưng vẫn đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ của giới đầu tư, Nhật có thể làm giả số liệu kinh tế nhưng những gì nền kinh tế thể hiện ra trong suốt nhiều năm qua áp dụng Abenomics đều không thật sự hiệu quả. Lạm phát không hề tăng như chính phủ ông Abe công bố đã làm giảm đi rất nhiều tín nhiệm của ông với người dân, số liệu kinh tế thể hiện tính hiệu quả của chính sách.
- Tuần này Mỹ-Trung tiếp tục đàm phán thương mại cấp cao, kỳ vọng của cuộc đàm phán lần này sẽ tốt bởi Mỹ rất muốn xuất khẩu được nhiều hàng hóa, lương thực sang TQ, một thị trường rất lớn hơn 1,4 tỉ dân mà Mỹ không thể bỏ qua. Tất cả những điều làm căng thẳng thị trường giai đoạn năm 2018 là bước chạy đà để đạt được những thỏa thuận có lợi cho hàng hóa Mỹ.
- Cũng trong giai đoạn này Triều Tiên đã nhún nhường và cam kết loại bỏ hạt nhân đổi lấy tăng trưởng kinh tế. Khi mà các chính trị gia, các quốc gia đã nhận thấy được leo thang chiến tranh đều không mang lại lợi ích gì và càng làm suy kiệt nền kinh tế, do vậy các quốc gia bây giờ ưu tiên phát triển kinh tế trước. Căng thẳng Mỹ-Triều Tiên lắng xuống.
- Tuần này FED công bố chính sách tiền tệ, dù ai cũng biết sẽ không tăng lãi suất và tỏ thái độ kiên nhẫn chờ đợi, linh hoạt trong chính sách tiền tệ mà cuộc họp trước đã nói đến là một cách nói xoa dịu thị trường. Tuy nhiên chính sách lãi suất bây giờ nếu dừng lại và thay vào đó là không tăng lãi suất hoặc giảm lãi suất có nghĩa là FED đã thừa nhận thị trường đang bất ổn, bong bóng thị trường đang tăng... những điều này giới đầu tư sẽ hiểu là cần phải tháo chạy khỏi các kênh đầu tư mạo hiểm. Như vậy sẽ khiến thị trường trở nên hỗn loạn hơn và FED sẽ càng khó kiểm soát.
Tôi vẫn nhận định hiện tại nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vẫn đang ổn, các số liệu không quá xấu, đặc biệt là những thành tựu sau khủng hoảng tài chính 2008 thay đổi gần như toàn bộ tâm lý và suy nghĩ của người dân, người ta không còn mạo hiểm theo cách mù quáng nữa mà đầu tư có khoa học hơn, công nghệ hiện đại như ngày nay đã giúp người dân quản lý tài chính tốt hơn.
Về yếu tố vĩ mô hiện tại thị trường CK, BDS vẫn duy trì được đà tăng ổn định, các tin tức tốt từ thương mại cũng giúp thị trường chứng khoán, sản xuất bớt rủi ro...
Tỉ lệ lãi suất chênh lệch hiện tại giữa Mỹ và các nước khác hiện vẫn tương đối cao.
Nhìn chung phân tích trên cho thấy được dù tuần này FED không có quá nhiều bất ngờ nhưng vẫn sẽ tạo cho thị trường tâm lý an tâm trước các đợt biến động, sức khỏe nền kinh tế vẫn tốt như câu nói Chứng khoán Mỹ thể hiện nhịp tim của nền kinh tế.
- Số liệu báo cáo lao động tháng 1 cũng được công bố, trong các số liệu hiện tại của báo cáo lao động thì mức lương đang được chú ý hơn cả, tức là bây giờ thị trường đang chú ý tới chất lượng lao động, thu nhập và chi tiêu của người lao động nhiều hơn. Tất nhiên điều muốn nhấn mạnh ở đây là không dự đoán được số liệu kinh tế mà cần tùy vào thời điểm trước tin vài ngày và sau tin để đánh giá số liệu.
Trade theo kỳ vọng trước tin và trade theo kỳ vọng sau tin công bố có nhiều thay đổi, phân tích sẽ được update thêm.
Về PTKT chỉ số USD Index:
USD giảm điều chỉnh sau những tin tức bất ngờ, chốt lời cuối tuần, nhưng vẫn đang nằm trong các vùng hỗ trợ trên hình. Trước mắt sẽ cần tín hiệu đảo chiều, USD hiện tại vẫn chưa phá vỡ được những mức hỗ trợ mạnh do vậy hiện vẫn duy trì chiến lược mua USD, mua theo kỳ vọng dài hạn và trade theo những sóng ngắn hạn.
Về chỉ số CK Mỹ:
Trên hình CK Mỹ tăng, chỉ số SPX và RUT đều tăng mạnh, thể hiện tâm lý đang tích cực với nền kinh tế và kỳ vọng về một cuộc đàm phán thương mại có lợi cho cả đôi bên, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Mỹ sẽ hưởng lợi rất lớn.
Chỉ số SPX đang test lại mức kháng cự 2670. Trong tuần này dự kiến tin tức chủ yếu tác động đến CK Mỹ là đàm phán thương mại, báo cáo doanh thu quý 4 vừa qua.
Lợi tức trái phiếu thì vẫn đang tăng cũng cho thấy tâm lý kỳ vọng tốt về thị trường.
Biểu đồ dầu và thị trường hàng hóa nói chung đã tăng lên khá tốt sau chuỗi ngày giảm mạnh, tạm thời Oil đang test các mức kháng cự và hỗ trợ ngắn hạn ở trên hình, có thể là mô hình VDV.
Nếu tình hình căng thẳng giữa các nước xuất khẩu dầu vẫn như hiện tại, OPEC và Non OPEC quyết liệt hơn trong việc cắt giảm nguồn cung thì giá dầu được kỳ vọng phục hồi về mức 64$ trong năm nay.
Kết luận: USD vẫn đang nằm trong biên độ đi ngang, mức hỗ trợ vẫn mạnh và kỳ vọng tăng chưa phá vỡ. Riêng với Vàng tăng trong khi CK và Bond Yield vẫn tăng đang tương đối ngược với tổng quan, do đó hiện tại tôi không khuyến nghị về vàng.
Các bạn có thể tham khảo thêm phân tích update và signals giao dịch hàng ngày tại page: https://www.facebook.com/intradayviews/ và tại phần bình luận bài viết.
Last edited: